Vi bằng giao thông báo đòi nợ là một dạng vi bằng phổ biến mà các văn phòng Thừa Phát Lại tiếp nhận hiện nay. Vi bằng này được thực hiện như thế nào, sự cần thiết của Thừa Phát Lại giúp lập loại vi bằng này ra sao, mời quý khách cùng tìm hiểu.
Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định chủ thể phải thông báo, báo trước cho bên đối lập biết về 1 sự việc, 1 hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu chủ thể này không thực hiện việc thông báo hợp lệ này mà tiến hành các hành vi tiếp sau đó, làm thiệt hại cho bên đối lập thì chủ thể này phải bồi thường.
Bộ luật dân sự 2015 quy định một số trường hợp các chủ thể phải tiến hành thông báo, chẳng hạn:
Điều 479. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn: “1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”.
Khoản 1 Điều 480: “Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý”.
Thực tế cho thấy, việc giao thông báo đòi nợ được thực hiện rất khó khăn, vì bên nhận thông báo thường bất hợp tác nên sẽ không nhận, không ký; mặt khác, nếu gửi qua đường bưu điện thì không bảo đảm tính pháp lý.
Trước thực tế đó, đã có nhiều thắc mắc : “Tại sao Thừa Phát Lại không đi gửi thay mà phải lập vi bằng?”. Bởi lẽ, Thừa Phát Lại chỉ có chức năng tống đạt cho Tòa án, cơ quan THADS mà không tống đạt thay cho tổ chức, cá nhân. Thừa Phát Lại cũng không thể tự mình lập vi bằng hành vi của mình, mà chỉ chứng kiến và lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi do người khác thực hiện.
Vì vậy, tổ chức, cá nhân nên yêu cầu Thừa Phát Lại Thủ Đô lập vi bằng để đảm bảo tính pháp lý. Với sự chứng kiến của Thừa Phát Lại, dù người nhận thông báo từ chối nhận, thì Thừa Phát Lại vẫn có thể lập vi bằng để chứng minh một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo.
Một dạng khác: Vi bằng giao thông báo đề nghị thực hiện một việc gì đó: Ví dụ như trao thông báo về việc đòi lại nhà cho thuê, giao thông báo về việc tiếp tục thực hiện Hợp đồng, giao thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng và còn rất nhiều công việc khác.
Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Vi bằng có giá trị chứng cứ, chứng cứ chứng minh việc người giao thông báo đã thực hiện nghĩa vụ giao thông báo, là cơ sở để thực hiện các thủ tục kế tiếp hoặc để Tòa án thụ lý vụ án.
Ngoài ra, Thừa Phát Lại Thủ Đô còn có thể hỗ trợ về:
– Tư vấn về trình tự thủ tục giao thông báo để cá nhân tổ chức có thể giao thông báo đến người cần thông báo một cách hợp lệ và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cử người đại diện theo ủy quyền cho cá nhân tổ chức có yêu cầu để đi giao thông báo (trường hợp vì lý do mà không thể trực tiếp đi giao).
Trên đây là các quy định của pháp luật về vi bằng. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần Văn phòng tư vấn về vi bằng, hãy liên hệ với Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đô số hotline hỗ trợ: 0969.833.838
.
KHI BẠN GỌI CẦN TƯ VẤN MÀ ĐƯỜNG DÂY CHÚNG TÔI ĐANG BẬN XIN CÁC BẠN HÃY KIÊN NHẪN CHỜ!
Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô hỗ trợ bạn trong việc lập vi bằng.
– Chất lượng thừa phát lại luôn được đảm bảo;
– Chính sách tư vấn pháp luật hậu mãi sau lập vi bằng uy tín và hấp dẫn;
– Đội ngũ thừa phát lại hỗ trợ rộng khắp Việt Nam với 9 văn phòng và chi nhánh văn phòng thừa phát lại trực thuộc Sở Tư Pháp:
Trụ sở Hà Nội: Số 2, lô 1 dãy A, khu Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội